Chủ động phòng chống dịch bệnh trong mùa mưa bão

Trong và sau khi mưa, bão, nước ngập tràn, cuốn trôi theo mọi thứ gây ô nhiễm có trên mặt đất như: chất thải từ cống rãnh, nhà tiêu, xác súc vật, hóa chất, cây cối…làm nước và môi trường bị ô nhiễm. Vì vậy ngay khi nước rút, cần thực hiện các biện pháp xử lý nước và môi trường để tránh ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe, phòng chống dịch bệnh.
content:

 

Trong và sau mùa mưa, lũ, vô số vi sinh vật từ đất, bụi, rác, chất thải… hòa vào dòng nước, làm ô nhiễm môi trường và lây lan bệnh tật. Tại nhiều nơi bị cô lập trong khi bị lũ lụt, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, thiếu nước sạch, khi đó mầm bệnh từ các vùng nước ngập đọng, từ xác súc vật chết bị thối rửa tiếp tục lây lan nên có nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh.

Thực tế đã chứng minh rằng sau mưa, lũ, dịch bệnh về đường tiêu hóa thường tăng lên một cách đáng kể và có nguy cơ bùng phát các dịch bệnh: Sốt xuất huyết, Tay chân miệng, Tả, Lỵ, Thương hàn, đau mắt đỏ, bệnh nước ăn chân, … có thể tạo thành những dịch bệnh nguy hiểm.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh trong mùa mưa lũ do nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh không đảm bảo tại các khu vực bị ngập lụt, nhân dân cần đảm bảo trang thiết bị, thuốc men, hóa chất khử trùng nước, đặc biệt là chủ động giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch để kịp thời huy động, bố trí lực lượng như đội cơ động phòng chống dịch xử lý kịp thời tại các điểm xảy ra ngập úng,  cung cấp hóa chất và hướng dẫn cho từng hộ gia đình ở những vùng trọng điểm để xử lý môi trường và nguồn nước. Công tác vệ sinh môi trường, chủ động xử lý làm sạch nguồn nước sinh hoạt cần được phổ biến và tuyên truyền rộng khắp đến từng hộ gia đình để mọi người nắm được và nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn ngành chuyên môn.

Để chủ động phòng chống những dịch bệnh trong mùa mưa lũ, người dân cần thực hiện khuyến cáo các biện pháp phòng chống dịch bệnh trong, sau lũ lụt sau đây:

1. Thực hiện ăn chín uống chín, đảm bảo an toàn thực phẩm trong ăn uống hàng ngày.

2. Thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác sạch gọn, tổng vệ sinh xúc rửa lu, phi chứa nước hàng tuần hay đậy kín các dụng cụ chứa nước phòng bệnh Sốt xuất huyết.

3. Về nguồn nước sinh hoạt ăn uống thì chỉ sử dụng nguồn nước máy, nếu nơi nào chưa có nước máy thì dùng nguồn nước mưa nhưng phải đảm bảo trữ nước không phát sinh lăng quăng.

4. Khi không có đủ điều kiện đun sôi nước uống trong vùng lũ, lụt, bà con cho nước sạch vào chai nhựa rồi phơi nắng trên mái nhà khoản 4-5 tiếng đồng hồ là coi như nước đã nấu chín.

5. Kịp thời phát hiện và dập tắt dịch bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, bệnh tả, lỵ, thương hàn…

6. Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý nhằm có đủ sức đề kháng chống lại sự xâm nhập bệnh tật.

7. Khi có phát sinh dịch bệnh nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

content:
content:

content:

Thư viện hình ảnh

Thống kê truy cập

Đang trực tuyến: 1567
Số lượt truy cập: 370336